5 BÀI THUỐC TRỊ HO NỔI TIẾNG CÔNG HIỆU CỦA ĐÔNG Y, BÉ NÀO ÁP DỤNG CŨNG CÔNG HIỆU
Điều trị ho khan, ho có đờm, ho gió, đau họng cho bé bằng các dược liệu dễ kiếm lại rất hiệu quả. Các mẹ đừng bỏ qua.
Sau đây là các bài thuốc chữa ho cho trẻ em bạn nên áp dụng.
Trị ho bằng vỏ bưởi
Vỏ bưởi 10 gr, thêm đường kính, hấp uống dần dần.
Cây dâu tằm
Cây dâu tằm có tên khoa học là Morus alba albeae cho ta nhiều vị thuốc quý như tang bạch bì (vỏ rễ dâu đã cạo bỏ lớp vỏ ngoài, lấy phần xơ trắng), tang diệp (lá dâu bánh tẻ), tang chi(cành dâu), tang thầm (quả dâu chín đen), sâu dâu, nấm dâu, tang kí sinh (tầm gửi trên cây dâu) tang phiêu tiêu (tổ trứng bọ nhựa trên cây dâu).
Chữa ho lâu năm: 10g tang bạch bì, 10g vỏ rễ cây chanh khô, sắc uống mỗi ngày 1 thang đến khi khỏi.
Chữa ho ra máu: lấy tang bạch bì 600g cho vào nước vo gạo ngâm trong 3 đêm. Tước nhỏ, cho vào 250g gạo nếp sao vàng, tán nhỏ, trộn đều. Sử dụng 16g mỗi ngày chia đều làm 2 phần.
Chữa ho có đàm ở trẻ nhỏ : Lấy tang bạch bì 4g sắc với nước cho trẻ uống.
Cải cúc chữa ho
Rau tần ô – Cải cúc, Cải tần ô, Rau cúc, Rau tần ô. Để chữa ho, bạn có thể lấy khoảng 6g lá cải cúc cắt nhỏ, cho vào bát, hấp cùng một ít đường trong nồi cơm để nước tiết ra. Nước cải cúc hấp được chia thành nhiều lần và cho trẻ uống trong ngày. Người ho lâu ngày nên ăn nhiều canh cải cúc để có thể bớt ho.
Cháo giải cảm: Lấy 200g rau cải cúc tươi, rửa sạch, làm ráo nước, cắt nhỏ; Vo sạch 100g gạo tẻ cho vào nồi, cho thêm vào 1 lít nước rồi đun cháo nhừ, cho rau cải vào, thêm gia vị, ăn nóng.
Ho do lạnh ở trẻ em: bạn dùng khoảng 6g cải cúc rửa sạch, cắt nhỏ, thêm ít mật ong hấp cách thủy cho ra nước để uống trong ngày, uống liên tục trong 3 – 5 ngày.
Theo quan niệm Đông y, cải cúc có vị ngọt nhạt, hơi đắng, the, mùi thơm, tính mát, thường dùng để nấu canh, nhúng lẩu nhưng cũng lại là vị thuốc chữa ho hiệu quả.
Nếu là người lớn ho lâu ngày, chỉ cần dùng thường xuyên món canh cải cúc như: cải cúc nấu thịt nạc, nấu cá thát lát… Nhưng riêng với trẻ em, muốn trị được ho các mẹ cần phải bỏ ra một chút thời gian để chế biến. Cách thực hiện như sau:
Nguyên liệu:
+ Lá cải cúc
+ Mật ong
Cách làm:
+ Lá cải cúc rửa sạch, thái nhỏ sau đó thêm một ít mật ong vào và hấp cách thủy trong vòng khoảng 20 phút cho ra nước rồi cho bé uống.
+ Nên cho bé uống khoảng từ 3 – 5 ngày.
Lá xương sông trị ho do cảm lạnh hiệu quả
Lá xương sông không chỉ được dùng như một loại gia vị làm tăng thêm sự hấp dẫn cho các món ăn mà còn là một vị thuốc quý chữa được nhiều bệnh. Ngoài tác dụng chữa đầy bụng, nôn mửa, tan ứ máu đọng, lá xương sông còn có tác dụng trị viêm họng và ho do cảm lạnh hoặc ho có đờm ở trẻ.
Nguyên liệu:
+ 2-3 lá xương sông bánh tẻ
+ 5 thìa nhỏ mật ong
Cách làm:
+ Rửa sạch lá xương sông, thái nhỏ, cho vào bát cùng với 5 thìa mật ong.
+ Cho bát này vào hấp cách thuỷ rồi lấy nước cốt cho con uống.
+ Ngày uống 2 lần, uống liên tục trong khoảng 5 ngày
Tía tô trị ho
Tía tô còn có các tên é tía, tên Hán là tử tô, xích tô (gọi là tử, xích tía vì cây có màu tím). Tía tô tính ấm, vị cay, vào 3 kinh phế – tâm – tỳ, không độc, trị ho rất tốt cho trẻ.
Nguyên liệu:
+ Lá tía tô
+ Hoa khế
+ Hoa đu đủ đực
+ Đường phèn
Cách làm:
+ Cho tất cả nguyên liệu đã rửa sạch vào bát sứ có ít nước lọc, đun cách thủy bằng lửa than, để sôi nhỏ lửa càng lâu càng tốt. Để nguội hoặc cho vào chai thủy tinh (không cho vào chai nhựa, không để vào tủ lạnh).
+ Hằng ngày cho bé uống khoảng 1/2 thìa cà phê, uống theo cách thấm dần ở đầu lưỡi, từ ít đến nhiều.
Lưu ý:
Khi cho bé uống thuốc, bế bé lên sao cho đầu và cổ hơi cao so với bụng để tránh sặc, trớ, nôn. Khi cho bé uống, dùng tay vuốt từ mõm ức xuống rốn.
Đây là những bài thuốc dân gian rất hay, nguyên liệu dễ kiếm mà cách chế biến cũng đơn giản, dễ làm. Những trường hợp ho, cảm lâu ngày, vi khuẩn đã “di cư” xuống phế quản, phổi (nghe tiếng ho có âm vang, sau cơn ho đau rát, có hoặc không kèm sốt) nên đi khám bệnh để dùng thuốc phù hợp.