3 bài thuốc trị ho cho trẻ bằng tỏi cực dễ làm

 

Thời tiết giao mùa, trẻ thường dễ bị nhiễm khuẩn dẫn tới bệnh về hô hấp khiến ho mãi không thôi. Mẹ đừng vội vàng đi mua thuốc tây cho con uống. Như thế sẽ không tốt cho dạ dày của bé.

Dưới đây, Ad xin giới thiệu 3 bài thuốc trị ho sử dụng nguyên liệu chính là tỏi:

1 – Mật ong, tỏi hấp cách thủy

Cách làm: Lấy vài tép tỏi để nguyên cả vỏ, rửa sạch, đập giập, cho vào bát cùng mật ong rồi hấp cách thủy trong vòng 15 phút.

Ngày uống 3 lần, mỗi lần khoảng 2 thìa cà phê.

Chỉ sau 30 phút dùng hỗn hợp này, người bệnh sẽ dứt cơn ho, dịu cơn đau của viêm họng, long đờm hiệu quả. Nên tiếp tục uống trong vòng 3 ngày để bệnh khỏi hẳn.

12122595_949865538407252_4423101083687714141_n

3 bài thuốc trị ho cho trẻ bằng tỏi cực dễ làm

2 – Nước tỏi chưng muối hoặc đường phèn

Dùng 2 – 3 tép tỏi cho trẻ em, 7 – 8 tép tỏi cho người lớn.

Tỏi đập giập, bỏ vào chén thêm chút muối và nước rồi chưng cách thủy khoảng 15 phút. Ngày uống 3 lần nếu ho nặng.

Ngày thứ 2 cũng làm như trên nhưng cho thêm 1 – 2 viên đường phèn. Nếu bạn không muốn chưng cách thủy có thể chuẩn bị nguyên liệu giống như trên cho vào đun nhỏ lửa đến khi còn 2/3 nước thì chắt ra uống.

11148702_959637464096726_2715462961781061529_n

3 bài thuốc trị ho cho trẻ bằng tỏi cực dễ làm

3 – Nước tỏi hấp

Lấy 2-3 tép tỏi, đập dập, cho vào bát, thêm một nửa bát nước, 1 viên đường phèn, hấp cách thuỷ 15 phút. Không cần cho bé ăn tỏi, chỉ cần uống nước tỏi hấp này khi còn ấm, ngày 2-3 lần, vửa tốt cho dạ dày, phổi, vừa trị được ho, cảm lạnh.

Mẹo bảo quản tỏi được lâu:

– Chọn mua tỏi tốt:

Chọn những củ tỏi rắn chắc, to, không bị sâu mọt. Kiểm tra lớp vỏ phía ngoài ở đầu củ tỏi, chúng phải còn nguyên vẹn và có màu hơi trắng.

Nhánh của củ tỏi phải đầy đặn và không quá khô, cũng không bị nhăn và có màu hơi trắng. Những củ tỏi có nhánh màu xám hoặc vàng sẽ không có mùi thơm.

– Chọn đồ đựng tỏi:

Ở các siêu thị thường có sẵn những túi lưới đựng tỏi rất hữu ích. Chúng rất tốt cho việc giữ tỏi tươi suốt một thời gian dài. Nếu bạn không thích mua túi lưới đựng tỏi sẵn này thì có thể sử dụng một chiếc túi giấy màu nâu để bảo quản tỏi trong đó.

– Đặt tỏi ở nơi khô, thoáng mát:

Chọn một chỗ trong bếp thật khô và thoáng để bảo quản tỏi. Điều này giúp tỏi không bị đắng và mất hương vị đặc trưng sau thời gian.

Sự lưu thông không khí rất quan trọng để vi khuẩn không tấn công tỏi và làm hỏng nó.