Viêm mũi dị ứng ở trẻ – bệnh chớ nên xem thường

Viêm mũi dị ứng ở trẻ gây ra một số triệu chứng như: hắt hơi, sổ mũi dịch trong, nghẹt mũi,… vì cho rằng những dấu hiệu này không nghiêm trọng nên nhiều bậc cha mẹ không để ý, quan tâm đến bệnh của con và nghĩ rằng trẻ có thể tự khỏi bệnh mà không cần chữa trị.

Thực tế đã có nhiều trường hợp trẻ mắc bệnh viêm mũi dị ứng không được điều trị kịp thời, đúng cách đã gây ra những biến chứng nguy hiểm như: viêm xoang, viêm tai giữa, viêm phổi, viêm phế quản, viêm họng mãn tính…. Vì vậy, các bậc cha mẹ tuyệt đối chớ nên xem thường bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ. Hiểu rõ về bệnh để có thể chăm sóc trẻ khỏi bệnh, các bậc cha mẹ cần nắm được những kiến thức sau:

Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng ở trẻ

Viêm mũi dị ứng ở trẻ

Viêm mũi dị ứng ở trẻ

Trẻ nhỏ chưa tự có ý thưc chăm sóc, vệ sinh cơ thể cùng với hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên có nguy cơ cao mắc phải bệnh viêm mũi dị ứng hơn ở người lớn. Cùng điểm qua một số nguyên nhân viêm mũi dị ứng ở trẻ như sau:

Do yếu tố bên ngoài: Môi trường bị ô nhiễm do bụi bẩn, hóa chất, hay do thời tiết có diễn biến thất thường thay đổi đột ngột chuyển từ nóng qua lạnh hoặc ngược lại sẽ làm cho bệnh viêm mũi dị ứng có nguy cơ xuất hiện cao hơn.

Trẻ hít phải các dị vật lạ như: vật thể lạ, bụi, phấn hoa, lông chó mèo, nấm mốc tác…

Do yếu tố bên trong: Sức đề kháng còn yếu, sức đề kháng của trẻ đang bị suy giảm do đang dùng kháng sinh hoặc mắc phải một căn bệnh nào liên quan như: viêm họng, viêm amidan, …

Dấu hiện nhận biết viêm mũi dị ứng ở trẻ

Dấu hiện nhận biết viêm mũi dị ứng ở trẻ

Dấu hiện nhận biết viêm mũi dị ứng ở trẻ

Viêm mũi dị ứng là căn bệnh xảy ra trên đường hô hấp, những dấu hiệu, diễn biến của bệnh thường khá giống với nhau khiến cho các mẹ dễ bị nhầm lẫn aviêm mũi dị ứng với những căn bệnh khác, nhất là bệnh viêm xoang.

Bạn có thể chú ý các dấu hiệu phân biệt bệnh viêm mũi dị ứng đặc biệt như: chảy nước mũi, hắt hơn liên tục, khô họng, ngạt mũi, thở gấp bằng miệng…. Có thể kèm theo một số dấu hiệu ở thể nặng như: nhức đầu, ù tai, chóng mặt, trẻ mệt mỏi quấy khóc.

Chú ý: Dịch mũi ở bệnh viêm mũi dị ứng và viêm xoang có sự khác nhau, ở viêm mũi dị ứng thì dịch mũi trong và chảy thường xuyên còn ở viêm xoang thì dịch đặc có màu trong hoặc vàng do nhiễm khuẩn, đây là dấu hiệu đặc trưng dễ phân biệt nhất mà các mẹ nên biết.

Cách điều trị đúng cách bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ

 

Bệnh viêm mũi dị ứng thường chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn do các bất lợi từ điều kiện môi trường nên các mẹ chỉ cần chú ý môt số cách sinh hoạt để phòng ngừa viêm mũi dị ứng cho trẻ. Những cách vô cùng đơn giản sau đây sẽ giúp trẻ không mắc phải một số biến chứng nguy hiểm:

Vệ sinh mũi cho trẻ phòng viêm mũi dị ứng

Vệ sinh mũi cho trẻ phòng viêm mũi dị ứng

– Mẹ dùng nước muối sinh lý 0,9% vệ sinh mũi cho trẻ hằng ngày từ 3- 5 lần, nhất là sau khi trẻ hoạt động tại những môi trường có nhiều bụi bẩn.  Điều này giúp loại bỏ chất nhầy, bụi bẩn, thậm chí là vi khuẩn để ngăn ngừa các bệnh hô hấp cho trẻ.

– Tạo môi trường đủ chuẩn cho trẻ bằng điều hòa và máy tạo độ ẩm, tuy nhiên một ngày mẹ nên cho trẻ tiếp xúc với khí trời từ 1 -2h hàng ngày nhé.

– Giữ gìn vệ sinh răng miệng cho trẻ hàng ngày, nhất là sau khi ăn tối, trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy. Không để trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá, khói thức ăn, hạn chế tiếp xúc với khói bụi.

– Giữ ấm cho trẻ khi thời tiết trở lạnh, nhất là phần cổ họng và lưng ngực để tránh mắc phải bệnh viêm mũi dị ứng cũng như các bệnh đường hô hấp khác.

– Điều chỉnh chế độ ăn uống dinh dưỡng cho trẻ, cho trẻ uống nhiều nước. Tăng cường rau xanh, hoa quả tươi để bổ sung vitamin, khoáng chất để tăng cường hệ miễn dịch  cho trẻ, có thể cho uống bổ sung Vitamin C để giúp bé tăng cường sức đề kháng.