Nguyên nhân viêm họng ở trẻ em và cách phòng ngừa

Mùa mưa, không khí ẩm ướt là thời điểm dễ mắc bệnh đường hô hấp mà đặc biệt là viêm họng ở trẻ em. Dù không phải là bệnh quá nguy hiểm nhưng nó vẫn có thể để lại những biến chứng nếu không chữa dứt điểm.

viêm họng ở trẻ

Viêm họng ở trẻ có thể trở nặng nên chớ xem thường

Viêm họng ở trẻ và nguyên nhân

Trẻ bị viêm họng chủ yếu là do hai nhóm nguyên nhân:

  • Vi rút cảm cúm, adeno, rhino, sởi,…
  • Do các loại vi khuẩn liên cầu, phế cầu và tụ cầu

Nếu như do liên cầu tan huyết nhóm A beta gây nên thì viêm họng ở trẻ em được xem là nguy hiểm. Nguyên nhân là bởi loại liên cầu khuẩn này có cấu tạo tương tự như màng tim, khớp và thận. Khi chúng xâm nhập vào thì cơ thể sẽ tiết kháng thể tiêu diệt nhưng đồng thời kháng thể cũng sẽ tấn công tim, thận và khớp, để lại biến chứng nguy hiểm.

Những dấu hiệu cảnh báo viêm họng ở trẻ em

Triệu chứng nhẹ:

  • Sốt cao từ 39 độ C trở lên
  • Trẻ biếng bú, bỏ ăn, đau họng, quấy khóc suốt ngày.
  • Tuy nhiên cần phải phân biệt rõ triệu chứng viêm họng với tình trạng nóng sốt khi trẻ mọc răng.
dấu hiệu viêm họng ở trẻ

Dấu hiệu viêm họng ở trẻ có thể bị nhầm lẫn với triệu chứng mọc răng thông thường

Triệu chứng nặng:

  • Nổi hạch hai bên hàm, nuốt nước bọt thấy đau.
  • Khe amidan xuất hiện nhiều đốm mủ trắng.
  • Cổ họng bị sưng, trẻ không thể há miệng và thở khó.

Những trường hợp này thì nên đưa trẻ đến bác sĩ càng sớm càng tốt để tìm ra nguyên nhân gây bệnh và chữa trị kịp thời.

Điều trị viêm họng ở trẻ em

trẻ bị viêm họng có nguy hiểm không

Quan trọng nhất là chế độ ăn uống và hạn chế dùng kháng sinh nếu không thật sự cần thiết

Phần lớn bệnh viêm họng là do vi rút gây ra nên bậc phụ huynh đừng vội cho trẻ dùng thuốc kháng sinh. Bạn có thể sử dụng một chế phẩm chữa ho, viêm họng được làm từ thảo dược, cho trẻ súc miệng bằng nước muối sinh lý. Ngoài ra, những phương pháp chữa viêm họng ở trẻ em bằng chanh, mật ong cũng khá hiệu quả. Tuy nhiên cần lưu ý, chỉ dùng mật ong cho trẻ trên 12 tháng tuổi để đảm bảo độ an toàn. Với trẻ đang bú mẹ mà bị viêm họng thì nên giảm lượng sữa và tăng số lần bú lên để mỗi lần bú không quá lâu nhằm hạn chế họng trẻ đau, nhức.