Bậc cha mẹ cần phải làm gì với triệu chứng trẻ xì mũi ra máu?

Xì mũi ra máu có thể là do trẻ mắc phải những căn bệnh nguy hiểm. Vậy bậc phụ huynh cần làm gì khi trẻ xì mũi ra máu một cách đột ngột.

trẻ xì mũi ra máu

Trẻ xì mũi ra máu rất nguy hiểm khi xuất hiện nhiều lần trong ngày

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chứng xì mũi ra máu ở trẻ nhỏ và hãy cùng điểm qua những nguyên nhân chính yếu nhất.

Trẻ xì mũi ra máu do viêm xoang

Nhìn chung khi trẻ bị viêm xoang cấp sẽ có những triệu chứng như sổ mũi, thường nóng sốt, nhức đầu và đặc biệt là xì mũi ra máu. Đó là hệ quả của việc khoang xoang bị viêm nhiễm và trầy xước nên chảy máu. Nếu xác định trẻ xì mũi ra máu do viêm xoang thì quan trọng nhất là phải rửa mũi cho trẻ hàng ngày. Dùng nước nước muối sinh lý để rửa mũi và bổ sung dinh dưỡng hợp lý (nhiều đạm, vitamin), ngăn ngừa các tác nhân gây bệnh (máy lạnh,…) thì bệnh sẽ khỏi sau 1 tuần.

Trẻ xì mũi ra máu do ung thư vòm họng

xì mũi tra máu do viêm xoang

Triệu chứng xì mũi tra máucó thể là do viêm xoang và ung thư

Xì mũi ra máu có thể là triệu chứng đặc trưng của bệnh ung thư vòm họng. Bên cạnh đó, người bệnh còn có dấu hiệu như đau cổ họng, khó nuốt, cảm giác mắc cổ, vướng víu và ho ra máu. Đây là bệnh đặc biệt nghiêm trọng nên cần phải đưa trẻ đến bác sĩ nếu nhận ra một trong những triệu chứng bất thường trên.

Ngoài 2 căn bệnh trên thì hiện tượng trẻ xì mũi ra máu còn có thể do một số bệnh lý về đường máu như thiếu máu, loãng máu. Trẻ xì mũi ra máu nhiều hơn 2-3 lần trong ngày thì càng nguy hiểm hơn và cần phải để bác sĩ can thiệp ngay trước khi tình trạng trở nặng hơn.

Cha mẹ cần làm gì khi trẻ xì mũi ra máu

đưa trẻ đến bác sĩ khi xì mũi ra máu

Đưa trẻ đến bác sĩ khi xì mũi ra máu 2-3 lần trong ngày

Như đã nói ở trên, hiện tượng xì mũi ra máu diễn ra ở trẻ nhiều lần (2-3) lần trong ngày là nguy hiểm nên phải đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra. Trường hợp xì mũi ra máu từng dòng, không ngưng thì phải cấp cứu ngay lập tức.

Những trường hợp nhẹ thì có thể sát trùng mũi bằng nước muối sinh lý nhưng không cho tay vào ngoáy mũi sẽ khiến niêm mạc mũi trẻ tổn thương và vô tình làm cho tình trạng chảy máu nặng hơn.

Cho trẻ nghỉ ngơi, nằm kê cao đầu. Cung cấp đủ nước cho trẻ, bổ sung các dưỡng chất cần thiết từ thịt, cá, trứng. Lưu ý chảy máu mũi còn do các bệnh đường họng nên ưu tiên cho trẻ ăn các loại thức ăn loãng và mềm.

Nhỏ thuốc nhỏ mũi ít nhất 1-2 lần mỗi ngày theo chỉ định của bác sĩ để làm sạch chất nhầy và làm lành vết thương bên trong nếu có.