Trẻ sổ mũi kèm đau đầu là dấu hiệu viêm hô hấp hay viêm xoang?

Thời điểm chuyển mùa hoặc đông về thì không ít trẻ sổ mũi kèm đau đầu. Vậy triệu chứng đó có nguy hiểm hay không?

trẻ sổ mũi kèm đau đầu

Trẻ sổ mũi kèm đau đầu cần được đưa đi bác sĩ để kiểm tra

Phân biệt viêm đường hô hấp và viêm xoang

Trẻ sổ mũi kèm đau đầu có thể là dấu hiệu chung của bệnh viêm nhiễm đường hô hấp hay viêm xoang. Tuy nhiên bậc phụ huynh có thể phân biện được dựa vào những triệu chứng khác kèm theo.

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Dinh, giám đốc bệnh viên Tai mũi họng cho biết, viêm nhiễm đường hô hấp trên do vi rút gây ra sẽ có những đặc điểm như sổ mũi, chảy nước mắt, sốt và ho,… thế nhưng hầu hết các triệu chứng chỉ kéo dài trong 1 tuần hoặc hơn ít ngày.

triệu chứng viêm xoang ở trẻ

Triệu chứng viêm xoang ở trẻ và viêm mũi khác biệt ở thời gian bệnh kéo dài

Còn bệnh viêm xoang ở trẻ em sẽ có những chuyển biến khác. Cụ thể, khi bị viêm xoang, trẻ sốt kéo dài hơn 5 ngày nhưng không thuyên giảm, người lừ đừ, nước mũi chuyển sang đục, hoặc có màu vàng, xanh. Ngoài ra, trẻ còn có thể có triệu chứng ho, dễ nôn mửa và hơi thở có mùi hôi. Về đêm, trẻ khó ngủ nên sẽ quấy khóc hay giật mình nửa đêm.

Với đối tượng trẻ lớn thì trẻ sổ mũi kèm đau đầu, thường xuyên có cảm giác buồn ngủ và cáu gắt với người xung quanh. Những thời điểm viêm nhiễm bùng phát đỉnh điểm thì mặt trẻ có thể sưng đỏ rất khó chịu.

Điều trị bệnh viêm xoang ở trẻ như thế nào?

Tình trạng viêm xoang sẽ khiến dịch mũi tiết ra nhiều, ứ động ở khe mũi. Nếu để lâu ngày sẽ dẫn đến trường hợp hình thành nên polyp mũi, viêm V.A và ung thư xoang cũng không phải ngoại lệ. Chính vì thế ngay khi phát hiện trẻ sổ mũi kèm đau đầu thì hãy đưa trẻ đến bệnh viện để chẩn đoán và chữa trị kịp thời.

điều trị viêm xoang ở trẻ

Điều trị viêm xoang ở trẻ chủ yếu là điều trị nội khoa bằng thuốc kháng sinh

Khi điều trị trẻ viêm xoang thì chủ yếu là điều trị nội khoa. Trẻ sẽ được chỉ định dùng kháng sinh toàn thân cũng như các nhóm thuốc chống viêm, dị ứng và giảm tình trạng phù nề nếu có. Về những thuốc có tác dụng tại chỗ thì sẽ dùng thuốc nhỏ mũi để làm co mạch máu mũi, giảm tăng tiết dịch nhầy niêm mạc để làm thông thoáng đường mũi tạm thời.

Bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật nếu như các phương pháp điều trị nội khoa thất bại sau 6 tháng theo đuổi. Ngoài ra, với những trường hợp trẻ bị viêm xoang có biến chứng thì cũng cân nhắc phương pháp phẫu thuật.