Tại sao có hiện tượng trẻ nóng sốt nhưng tay chân lạnh?

Như đã đề cập trong không ít bài trước đó, nóng, sốt không phải là bệnh lý mà chỉ là phản ứng tự nhiên của cơ thể trước những tác nhân gây bệnh. Nó chỉ là dấu hiệu cảnh báo cơ thể trẻ đang mắc bệnh lý nào hoặc nhiễm vi rút nào đó. Nếu không nắm rõ triệu chứng bệnh cũng như tinh ý thì rất khó tìm ra nguyên nhân gây nóng sốt tại nhà. Còn trường hợp trẻ nóng sốt nhưng tay chân lạnh là có thể do một số nguyên nhân sau:

trẻ nóng sốt nhưng tay chân lạnh

Trẻ nóng sốt nhưng tay chân lạnh là trường hợp không xa lạ

  • Mắc bệnh do siêu vi trùng gây ra như sốt xuất huyết, bệnh tay chân miệng hoặc có thể là nhiễm trùng máu.
  • Nhiễm một số vi khuẩn gây bệnh cấp tính như viêm họng, viêm đường hô hấp nói chung và thương hàn hay kiết lị.
  • Trẻ bị nhiễm khuẩn lao.
  • Hoặc có thể đơn giản là trẻ mọc răng hoặc tác dụng sau tiêm ngừa vắc xin.

Sai lầm khi hạ sốt cho trẻ có thể nguy hiểm đến tính mạng

Cần phải biết những cách hạ sốt cho bé không cần thuốc

Trẻ nóng sốt như tay chân lạnh có nguy hại hay không?

nguyên nhân trẻ bị nóng sốt

Nguyên nhân trẻ nóng sốt nhưng tay chân lạnh là do cơ thể tỏa nhiệt

Khi vi khuẩn hay vi rút tấn công vào cơ thể thì ngay lập tức hệ miễn dịch sẽ chống lại. Quy trình kháng vi khuẩn tất yếu sẽ sản sinh ra nhiệt và hệ thần kinh trung ương sẽ điều tiết các bộ phận trên cơ thể tỏa nhiệt. Đó là lý do đầu trẻ đang nóng nhưng chân, tay hoặc thân thể có thể bị lạnh.

Xét về khía cạnh lợi hay hại thì có thể nói như sau. Lợi ích là thân nhiệt trẻ hạ xuống nhanh chóng nhưng cũng bất cập là nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây ra biến chứng như tổn thương não hay thậm chí là tử vong. Ngay khi trẻ sốt cao (trên 38,5 độ C) thì có thể cho trẻ dùng thuốc hạ sốt phù hợp và theo dõi liên tục. Nếu phát hiện trẻ có biểu hiện như li bì, người mệt mỏi, nôn mửa thì đưa đến bệnh viện ngay lập tức.

Xử lý tại nhà khi trẻ nóng sốt nhưng tay chân lạnh

chăm sóc trẻ bị sốt tại nhà

Trẻ suốt dưới 38 độ C thì có để ở nhà tìm cách hạ sốt

Bất cứ khi nào phát hiện trẻ nóng sốt hơn 38 độ C thì hãy thực hiện những sau đây tại nhà:

  • Cởi bớt quần áo cho trẻ để nhiệt thoát ra dễ dàng hơn, cho trẻ ở trong chỗ thoáng mát.
  • Dùng khăn thấm nước ấm lau khắp người và bổ sung nước liên tục cho trẻ.
  • Quan trọng nhất là theo dõi trẻ trong quá trình hạ sốt để xử lý kịp thời khi có biến chứng. Chỉ dùng thuốc hạ sốt khi trẻ sốt trên 38,5 độ C nhé. Đừng quá lo lắng và hãy bình tĩnh xử lý theo những bước trên nếu trẻ nóng sốt nhưng tay chân lạnh.