Triệu chứng trẻ ho ra máu, bình tĩnh tìm nguyên nhân do đâu?

Thực tế triệu chứng ho là phản xạ bản năng của cơ thể để đẩy chất nhầy, đờm ra khỏi cuốn họng. Vào thời điểm chuyển mua trẻ em thường xuyên bị ho nhưng bệnh cũng sẽ tự khỏi. Vậy còn trường hợp trẻ ho ra máu thì là do bệnh gì?

trẻ ho ra máu

Trẻ ho ra máu, biểu hiện chớ nên xem thường

Tìm hiểu những thể bệnh lao ở trẻ em thường gặp nhất

Dấu hiệu nhận biết sớm triệu chứng trẻ bị viêm phổi

Trẻ ho ra máu

Tình trạng ho ra máu thường là triệu chứng của các bệnh về đường hô hấp và đôi khi là bệnh về tim mạch. Máu có thể có màu hồng nhạt hoặc đỏ tươi. Ho ra máu là muốn nói đến tình trạng mà người bệnh gắng sức ho và cần phải phân biệt rằng nó khác với triệu chứng khạc ra máu bằng đường mũi hay nôn ra máu.

Bệnh gì gây triệu chứng trẻ ho ra máu?

Lao phổi

Đây là căn bệnh khiến nhiều người tử vong nhất trên thế giới và đặc biệt là ở Việt Nam. Lao phổi có triệu chứng gồm ho khan, ho đờm, ho ra máu kéo dài, chán ăn, mệt mỏi, đau tức ngực và sốt về chiều. Mức độ ho ra máu nhiều hay ít là do giai đoạn của bệnh.

ho ra máu ở trẻ em rất nguy hiểm

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ ho ra máu

Giãn phế quản

Giãn phế quản là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng trẻ ho ra máu. Đây là di chứng của bệnh lao phổi hoặc do các bệnh nhiễm trùng mãn tính như viêm phổi, viêm phế quản.

Ung thư phổi

Dù biết rằng ở trẻ hiếm khi nào xuất hiện bệnh ung thư phổi nhưng đây cũng là nguyên nhân của triệu chứng ho ra máu. Bệnh ung thư phát triển âm thầm và chỉ có biểu hiện rõ rệt vào giai đoạn cuối. Người bệnh sẽ cảm thấy đau tức ngực, ho ra máu kéo dài và khó thở do phổi không còn hoạt động tốt như trước nữa.

Nhiễm trùng đường hô hấp

Các bệnh lý về đường hô hấp dưới cũng khiến trẻ ho ra máu ít hoặc nhiều. Điển hình có thể kể đến là viêm phế quản, nấm phổi hay áp xe phổi. Kèm với triệu chứng ho ra máu, trẻ còn có thể bị sốt, đau ngực khi hít thở.

Đưa trẻ đến bác sĩ khi ho ra máu

Đưa trẻ đến bác sĩ khi ho ra máu

Lưu ý rằng ngay khi ho ra máu thì phải đưa đến bệnh viện để xét nghiệm lâm sàng. Bác sĩ phải dùng nhiều phương pháp như chụp X-quang, CT, siêu âm tim hay nội soi phế quản để chẩn đoán một cách chính xác nhất. Đây là triệu chứng rất nguy hiểm với trẻ em nên không được tự ý dùng các bài thuốc dân gian để chữa trị. Tất cả phải tuân thủ quy trình điều trị của bác sĩ chuyên khoa.