Trẻ bị nôn ra máu và những nguyên nhân chủ yếu

Chắc hẳn cha mẹ không lạ gì với tình trạng nôn trớ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nôn trớ kèm máu thì rất đáng lo sợ. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến việc trẻ bị nôn ra máu?

trẻ bị nôn ra máu

Trẻ bị nôn ra máu là triệu chứng của nhiều bệnh lý nặng

Trẻ bị nôn ra máu không đơn giản như cha mẹ nghĩ là do rối loạn tiêu hóa mà còn có thể do nhiều căn bệnh khác.

Nôn ra máu do bệnh sốt xuất huyết

Hiện nay, mùa mưa đã bắt đầu và cũng là dấu hiệu cảnh báo mùa dịch sốt xuất huyết ở trẻ nhỏ. Sốt xuất huyết là bệnh lý đặc biệt nghiêm trọng và có thể gây tử vong nếu như khôn xử lý kịp thời. Triệu chứng của bệnh là trẻ bị sốt cao, người lừ đừ, tiêu chảy và nặng có thể nôn ra máu tươi.

Đau dạ dày

Đây không còn là bệnh lý chỉ phổ biến ở người lớn nữa mà tình trạng trẻ bị đau dạ dày ngày càng gia tăng. Thông thường cha mẹ sẽ nhầm lẫn đau dạ dày với triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Chỉ đến khi đau dạ dày trở nặng và trẻ bị nôn ra máu thì mới phát hiện.

trẻ nôn ra máu do đau dạ dày

Trẻ bị nôn ra máu do viêm loét dạ dày

Trẻ bị nôn ra máu do giãn tĩnh mạch gan

Bệnh lý này hiếm gặp nhưng cũng không nên vì thế mà lơ là, chủ quan. Khi trẻ mắc chứng giãn tĩnh mạch gan sẽ khiến máu ứ đọng nhiều ở dạ dày hoặc thực quản, tạo lực căng quá mức và vỡ ra. Lúc này trẻ bị nôn ra máu ồ át chứ không ít như những trường hợp khác.

Thuốc Ibuprofel

Đây là loại thuốc hạ sốt mang lại hiệu quả rất tốt với bệnh nhân tay chân miệng nhưng lại là khắc tinh với trẻ bị sốt xuất huyết. Khi sử dụng thuốc hạ sốt này với trẻ sốt xuất huyết sẽ khiến niêm mạc chảy máu, xuất huyết tiêu hóa và trẻ nôn ra máu là triệu chứng không thể tránh khỏi.

Do bú mẹ

Khi trẻ bú mẹ và vô tình cắt trúng đầu ti có thể dẫn đến tình trạng nôn ra máu tươi (khá ít) kèm sữa mẹ.

Xử lý thế nào khi trẻ nôn ra máu?

Trường hợp nhẹ

Việc trẻ nôn ra máu với số lượng không nhiều (dưới 50ml cho 1 lần) thì hãy bình tĩnh xử lý. Vệ sinh sạch sẽ vùng miệng của trẻ và cho trẻ tạm nghỉ ngơi. Có thể đưa trẻ đến bệnh viện kiểm tra sau khi trẻ khỏe hơn 1 tí.

xử lý khi trẻ bị nôn ra máu

Đưa trẻ đến bệnh viên nếu như các triệu chứng trở nặng

Trường hợp nặng

Trẻ nôn ra máu nhiều trên 100ml/1 lần được xem là rất nghiêm trọng. Điều cần làm là nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để xử lý và truyền máu kịp thời. Trong lúc di chuyển đến bệnh viện để cấp cứu, cha mẹ lưu ý cho trẻ nằm nghiêng và cố định tư thế này, đồng thời lau sạch vùng miệng của trẻ.

Đặc biệt, với trẻ sơ sinh bị nôn ra máu thì trước hết hãy kiểm tra đầu ti của mẹ có bị nứt hay không. Nếu có thì không đáng lo ngại nhưng nếu không thì phải cho trẻ nhập viện ngay lập tức. Không nên chần chừ hay áp dụng phương pháp dân gian nào khác.