Những dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh viêm phổi ở trẻ em

Bệnh viêm phổi ở trẻ em là một căn bệnh nguy hiểm đối với trẻ. Nhận biết được những dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh viêm phổi ở trẻ để chăm sóc và điều trị kịp thời là vô cùng cần thiết. Vì vậy, trong bài viết này sẽ đề cập đến những dấu hiệu, triệu chứng cảnh báo sớm bệnh viêm phổi ở trẻ em để giúp các bậc phụ huynh có cách khắc phục, phòng và điều trị sớm căn bệnh này.

Những dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh viêm phổi ở trẻ em

Bệnh viêm phổi ở trẻ em - một căn bệnh nguy hiểm

Bệnh viêm phổi ở trẻ em – một căn bệnh nguy hiểm

Dấu hiệu đầu tiên dễ nhận biết nhất của bệnh viêm phổi ở trẻ em đó là trẻ ho nhiều và thở nhanh, thở gấp. Do phổi bị viêm nên việc trao đổi oxy trong cơ thể sẽ trở lên khó khăn hơn, bắt buộc trẻ phải tăng nhịp thở để bù đắp lượng oxy thiếu hút do tình trạng này.

Mẹ có thể quan sát và nhận biết tình trạng này bằng cách vén áo của trẻ qua ngực để quan sát khi trẻ ngủ say. Hãy đếm nhịp thở trong vòng 1 phút, nếu:

  • Trẻ từ 0 – 3 tháng tuổi: Nhịp thở lớn hơn 60 lần/phút
  • Trẻ từ 3 tháng – 1 tuổi: Nhịp thở lớn hơn 50 lần/phút
  • Trẻ từ  1 – 5 tuổi: Nhịp thở lớn hơn 40 lần/phút

Khi có các triệu chứng này, thì bé đã có một trong những dấu hiệu sớm của bệnh viêm phổi rồi đấy mẹ à, để cẩn thận hơn mẹ còn có thể nhận biết qua các cách sau:

  • Vén áo trẻ qua lồng ngực, áp tai vào ngực trẻ thì nghe thấy khi thở phát ra một tiếng động bất thường từ trong ngực của trẻ, dấu hiệu này có thể là do bệnh viêm phổi ở trẻ em gây lên.
  • Vén áo trẻ, nhìn vào ranh giới giữa ngực và bụng. Nếu giữa ngực và bụng có dấu hiệu lõm vào khi trẻ hít vào. Đặc biệt, nếu thấy trẻ co rút lồng ngực thì khi đó chứng tỏ trẻ đã bị viêm phổi nặng, khi đó cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện để được thăm khá và điều trị sớm nhất có thể.
Bệnh viêm phổi ở trẻ em cần được điều trị sớm

Bệnh viêm phổi ở trẻ em cần được điều trị sớm

Cách phòng tránh bệnh viêm phổi ở trẻ em

  • Hạn chế cho trẻ ra ngoài trời nắng nóng, hoặc trời quá lạnh, nếu bắt buộc phải ra ngoài cần cho trẻ mặc ấm, hoặc đội mũ nón chống nắng, tránh ánh nắng vào trẻ.
  • Không để trẻ nằm trong phòng điều hòa quá lâu, không để quạt thúc thẳng vào trẻ.
  • Tạo môi trường sống ở môi trường trong lành, vệ sinh, tránh các tác nhân ô nhiễm như: khói thuốc lá, khói bụi, mùi nấu ăn, …
  • Hạn chế cho trẻ ăn kem, đá lạnh quá nhiều, đặc biệt là vào mùa đông lạnh.
  • Tăng cường cho trẻ ăn nhiều rau xanh, hoa quả chứa nhiều  vitamin, khoáng chất, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể trẻ giúp trẻ khỏe mạnh.