Lạm dụng thuốc nhỏ mũi cho trẻ và những tác hại khôn lường

Nhiều bậc phụ huynh có thói quen sử dụng thuốc nhỏ mũi trong những trường hợp trẻ mắc bệnh hô hấp. Tuy nhiên họ không biết rằng lạm dụng thuốc nhỏ mũi cho trẻ sẽ gây ra những điều tai hại.

lạm dụng thuốc nhỏ mũi cho trẻ

Cha mẹ lạm dụng thuốc nhỏ mũi cho trẻ do thiếu hiểu biết

Thuốc nhỏ mũi cho trẻ và cách dùng

Như đã biết thuốc nhỏ mũi thực chất là nước muối sinh lý nhằm giúp sát khuẩn, làm ẩm niêm mạc mũi và thông thoáng đường thở cho trẻ. Và khi thực hiện nhỏ mũi phải chú ý những điều sau đây:

Đặt trẻ nằm ngửa, nghiên đầu trẻ sang bên này rồi lần lượt sang bên kia.

cách nhỏ mũi đúng cho trẻ

Nhỏ mũi sai cách khiến trẻ đau và tình trạng bệnh nặng hơn

Nhỏ vào từng lỗ mũi trẻ 1-2 giọt thuốc. Lưu ý, nên chọn thuốc nhỏ mũi dạng chai nhỏ chứ không nên chọn dạng xít. Bởi vì dạng xịt khó kiểm soát liều lượng, nếu lỡ tay thì cha mẹ sẽ làm trẻ bị sốc và hốc mũi bị đau.

Sau khi nhỏ thuốc, dùng khăn sạch để lau những dịch nhầy chảy ra. Còn những trường hợp trẻ nghẹt mũi, dịch mũi đặc thì phải dùng dụng cụ hút mũi sau khi nhỏ thuốc.

Sử dụng thuốc nhỏ mũi với liều lượng thế nào cho đúng

Vì nghĩ rằng nước muối sinh lý an toàn, vô hại nên không ít phụ huynh đã lạm dụng thuốc nhỏ mũi cho trẻ. Và điều này thật sự đáng lo ngại chứ chẳng đùa. Thay vì nhỏ mũi cho trẻ 2-3 lần một ngày thì họ lại thực hiện đến 5-6 lần trong ngày hay thậm chí là cứ thấy trẻ nghẹt mũi, sổ mũi là nhỏ mũi. Ngoài ra, nhiều người còn lạm dụng thuốc nhỏ mũi cho trẻ đến mức mũi không có vấn đề vẫn nhỏ. Bác sĩ cho biết, nhỏ mũi quá nhiều khi mũi không bệnh có thể làm khô niêm mạc mũi, độ ẩm bị mất cân bằng khiến mũi dễ trầy xước và nhiễm trùng.

nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh

Nhiều cha mẹ nhỏ mũi cho trẻ khi mũi không bệnh gì cả

Những thời điểm nên và không nên sử dụng thuốc nhỏ mũi cho trẻ

Có chỉ định của bác sĩ và khi trẻ chảy nước mũi nhiều.

Tuy nhiên nếu như trẻ chảy dịch mũi nhiều nhưng màu trong như nước thì không nên nhỏ mũi. Bởi đó là biểu hiện của việc mũi đang tống những vi khuẩn độc hại ra phía bên ngoài. Điều cần làm lúc này là bổ sung thêm nước cho trẻ.

Trường hợp dịch mũi đặc, có màu xanh thì có thể trẻ bị viêm mũi. Cha mẹ hãy rửa mũi cho trẻ nhưng nhẹ nhàng và dùng tăm bông thấm nước muối sinh lý lấy dịch nhầy đặc trong mũi ra..

Chỉ nên nhỏ mũi cho trẻ 1-2 lần trong 1 ngày, lúc ngủ kê đầu cao và uống nhiều nước lọc.

Nếu như dịch mũi đặc, màu xanh và kèm theo cơn sốt kéo dài, trạng thái cơ thể lừ đừ thì có thể trẻ bị bệnh hô hấp nặng. Cha mẹ phải đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra ngay lập tức.