Hệ hô hấp ở trẻ

Các xoang hàm đến 2 tuổi mới phát triển, xoang sàng đã xuất hiên từ khi mới sinh nhưng tế bào chưa biệt hoá đầy đủ, vì vây trẻ nhỏ ít khi bị viêm xoang.

Đặc điểm giải phẫu

Mũi

Ở trẻ nhỏ, mũi và khoang hầu tương đối ngắn và nhỏ, lỗ mũi và ống mũi hẹp vì vây sự hô hấp bằng đường mũi còn hạ n chế.

Niêm mạc mũi mỏng, mịn, lớp ngoài của niêm mạc gồm các biểu mô rung hình trụ giàu mạch máu và bạch huyết, chức năng hàng rào của niêm mạc mũi ở trẻ nhỏ còn yếu do khả năng sát trùng với niêm dịch còn kém, trẻ dễ bị viêm nhiễm mũi họng.

Tổ chức hang và cuộn mạch ở tổ chức niêm mạc mũi chỉ phát triển mạnh ở trẻ từ 5 tuổi đến dây thì, do đó trẻ nhỏ dưới 5 tuổi ít bị chảy máu cam.

Các xoang hàm đến 2 tuổi mới phát triển, xoang sàng đã xuất hiên từ khi mới sinh nhưng tế bào chưa biệt hoá đầy đủ, vì vây trẻ nhỏ ít khi bị viêm xoang.

Họng – hầu

Trực tiếp nối với các khoang mũi, họng hầu trẻ em tương đối hẹp và ngắn, có hướng thẳng đứng.

Họng hầu trẻ em có hình phễu hẹp, sụn mềm và nhẩn. Họng phát triển mạnh nhất trong năm đầu và tuổi dây thì. Vòng bạch huyết Waldayer:

Cấu tạo gồm có:

VA (vegation adenoid) – amidan họng.

Amidan vòi.

Amidan khẩu cái.

Amidan dưới lưỡi:

Đặc điểm:

Trẻ dưới 1 tuổi chỉ có VA phát triển, VA dễ viêm nhiễm, xuất tiết phù nề làm cho trẻ phải thở bằng mồm.

Từ 2 tuổi amidan khẩu cái mới phát triển, cũng rất hay bị viêm nhiễm .

Khi các tổ chức bạch huyết này bị viêm nhiễm sẽ ảnh hưởng đến chức phân ngoài hô hấp, trẻ phải thở bằng miệng. Thở miệng sẽ không được sâu, không khí không được sưởi ấm, số lượng không khí trao đổi ít hơn, lồng ngực sẽ kém phát triển.

Thanh, khí, phế quản

Thanh quản: khe thanh âm ngắn, thanh đới dài nên trẻ có giọng cao hơn. Từ 12 tuổi dây thanh đới của trẻ trai phát triển dài hơn trẻ gái nên giọng trẻ trai trầm hơn.

Khí quản: niêm mạc nhẩn, nhiều mạch máu nhưng tương đối khô vì các tuyến dưới niêm mạc chưa phát triển, sụn khí quản mềm dễ bị co giãn.

Phế quản: phế quản gốc phải to hơn và dốc hơn phế quản gốc trái do vây dị vât hay rơi vào phổi phải.

Đặc điểm chung của thanh, khí, phế quản ở trẻ em là lòng tương đối hẹp, tổ chức đàn hồi ít phát triển, vòng sụn mềm, dễ biến dạng, niêm mạc có nhiều mạch máu, vì vây trẻ em dễ dị viêm nhiễm đường hô hấp, niêm mạc thanh, khí, phế quản dễ bị phù nề, xuất tiết và dễ bị biến dạng trong quá trình bệnh lý.

Phổi

Phổi trẻ em lớn dần theo tuổi:

Sơ sinh: trọng lượng phổi 50 – 60 gr.

6 tháng: trọng lượng tăng gấp 3 lúc đẻ.

12 tuổi: trọng lượng tăng gấp 10 lần lúc đẻ.

Người lớn: trọng lượng gấp 20 lần trẻ sơ sinh/

Có nhiều mạch máu, các mạch bạch huyết và sợi cơ nhẩn cũng nhiều hơn vì vây phổi trẻ em có khả năng co bóp lớn và tái hấp thu các chất dịch trong phế nang nhanh chóng.

Tổ chức đàn hồi ít, đặc biệt xung quanh các phế nang và thành mao mạch. Các cơ quan ở lồng ngực chưa phát triển đầy đủ nên lồng ngực di động kém, trẻ dễ bị xẹp phổi, khí phế thũng, giãn các phế nang khi bị viêm phổi, ho gà.

Rốn phổi gồm phế quản gốc, thần kinh, mạch máu và nhiều hạch bạch huyết. Những hạch này liên hệ với các hạch khác ở phổi, vì vây bất kỳ một quá trình viêm nhiễm nào ở phổi cũng có thể gây phản ứng của các hạch rốn phổi. Các hạch bạch huyết rốn phổi chia làm 4 nhóm:

Nhóm hạch khí quản.

Nhóm hạch khí – phế quản.

Nhóm hạch phế quản – phổi.

Nhóm hạch ở giữa chỗ khí quản chia đôi.

Màng phổi

Màng phổi ở trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ tuổi rất mỏng, dễ bị giãn khi tràn dịch, tràn khí màng phổi.

Lổng ngực

Hình thể và cấu tạo lổng ngực trẻ em thay đổi nhiều theo tuổi và có những đặc điểm:

Trẻ sơ sinh:

Lổng ngực tương đối ngắn, hình trụ, đường kính trước sau gần như bằng đường kính ngang.

Xương xườn nằm ngang, cơ hoành nằm cao và cơ liên xườn chưa phát triển đầy đủ.

Do các đặc điểm trên, khi trẻ thở vào lổng ngực ít thay đổi, do đó trẻ nhỏ thở chủ yếu bằng cơ hoành.

Trẻ lớn:

Khi trẻ biết đi lổng ngực có sự thay đổi:

Các xương xườn chếch xuống dưới.

Đường kính ngang tăng nhanh và gấp đôi đường kính trước sau do đó trẻ thở sâu hơn, nhiều hơn và cũng là điều kiên xuất hiên kiểu thở ngực.

Đặc điểm sinh lý

Đường thở

Không khí vào phổi chủ yếu qua đường mũi. Khi thở bằng mũi các cơ hô hấp hoạt động mạnh, lổng ngực và phổi nở rộng hơn khi thở bằng mổm. Không khí qua mũi được sưởi ấm nhờ các mạch máu và tuyến tiết nhầy. Không khí cũng được lọc sạch khi qua mũi vào phổi.

Nhịp thở

Ngay sau khi đẻ vòng tuần hoàn rau thai ngừng hoạt động, cùng với tiếng khóc chào đời trẻ bắt đầu thở bằng phổi.

Trong thời kỳ sơ sinh và ở trẻ nhỏ trong mấy tháng đầu, do trung tâm hô hấp chưa hoàn chỉnh và chưa trưởn g thành nên nhịp thở dễ bị rối loạn, thở có thể lúc nhanh, lúc châm, lúc nông, lúc sâu.

Tần số thở bình thường ở trẻ em giảm dần theo tuổi

Sơ sinh          40 – 60 lần/phút.

3 tháng          40 – 45 lần/phút.

6 tháng          35 – 40 lần/phút.

1 tuổi              30 – 35 lần/phút.

3 tuổi              25 – 30 lần/phút.

6 tuổi              20 – 25 lần/phút.

12 tuổi            20 – 22 lần/phút.

15 tuổi            18 – 20 lần/phút.

Thể tích lưu thông (Vt) là thể tích khí trong một lần hít vào

Ở trẻ sơ sinh đủ tháng: 25ml.

Ở trẻ 1 tuổi: 70ml.

Ở trẻ 4 tuổi: 120ml.

Ở trẻ 8 tuổi: 170ml.

Ở trẻ 14 tuổi: 300ml.

Ở người lớn: 500ml.

Kiểu thở

Thay đổi tuỳ theo tuổi và giới:

Trẻ sơ sinh và bú mẹ: thở bụng là chủ yếu (thở cơ hoành).

Trẻ 2 – 10 tuổi: thở hỗn hợp ngực và bụng.

Trẻ > 10 tuổi:

Trẻ trai: chủ yếu thở bụng.

Trẻ gái: chủ yếu thở ngực.

Quá trình trao đổi khí ở phổi

Quá trình trao đổi khí ở phổi của trẻ em mạnh hơn ở người lớn vì chuyển hoá cơ bản ở trẻ em lớn hơn ở người lớn.

Lượng không khí hít vào trong 1 phút trên cùng một đơn vị trọng lượng của trẻ dưới 3 tuổi gấp 2 lần và trẻ 10 tuổi gấp 1,5 lần so với người lớn. Như vây cơ thể trẻ hấp thu dưỡng khí trong cùng một đơn vị thời gian tương đối nhiều hơn cơ thể người lớn.

Lượng O2 hấp thu được ở trẻ bú mẹ là 10 ml/1 phút/1 kg cân nặng, đổng thời CO2 được bài tiết ra là 8 ml. ở trẻ lớn chỉ hấp thu được 4 ml O 2. Để đảm bảo nhu cầu oxy cao như vây, bộ phân hô hấp của trẻ em cũng có một số cơ chế thích nghi. Ví dụ như bù vào thở nông, trẻ phải thở nhanh. Sự trao đổi O 2 và CO2 giữa phế nang và và máu cũng được thực hiên mạnh hơn nhờ sự chênh lệch phân áp của O 2và CO2.

Áp lực riêng phần O2 và CO2 ở phế nang thay đổi tuỳ tuổi:

Trẻ bú mẹ: 120 mmHg và 21 mmHg.

Trẻ lớn (15 tuổi): 110 mmHg và 38 mmHg.

Tuy nhiên sự cân bằng này không bền vững, dễ bị thay đổi theo sự biến đổi của hoàn cảnh (độ ẩm, nhiệt độ, đâm độ CO2…).

Đặc điểm này giải thích tại sao trẻ em lại dễ bị rối loạn hô hấp.

Điều hoà hô hấp

Cơ chế điều hoà hô hấp ở trẻ em cũng tuân theo qui luât sinh lý như người lớn. Những cử động hô hấp đều do trung tâm hô hấp điều khiển có tính tự động và nhịp nhàng.

Trung tâm hô hấp nằm ở hành tuỷ và chịu sự điều khiển của vỏ não. ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ trong mấy tháng đầu vỏ não và trung tâm hô hấp chưa phát triển hoàn toàn nên trẻ dễ bị rối loạn nhịp thở.

Kết luận

Đặc điểm giải phẫu, sinh lý bộ phân hô hấp trẻ em có những đặc điểm sau :

Điều kiện hô hấp trẻ em tương đối khó khăn hơn người lớn. Nhu cầu oxy đòi hỏi cao hơn do đó trẻ dễ bị thiếu oxy.

Do tổ chức phổi chưa hoàn toàn biệt hoá, ít tổ chức đàn hổi, nhiều mạch máu và bạch huyết nên dễ gây xẹp phổi. Mặt khác, khi có tổn thươn g ở phổi dễ gây ra rối loạn tuần hoàn phổi, rối loạn quá trình ngoại hô hấp cũng như quá trình trao đổi khí ở phổi dẫn đến suy hô hấp.

Do những đặc điểm về giải phẫu, sinh lý bộ phân hô hấp nên trẻ em, nhất là trẻ nhỏ dễ mắc bệnh đường hô hấp, đặc biệt l à viêm phổi và khi bị bệnh dễ có biểu hiện suy hô hấp.