Những điểm lưu ý về việc chích ngừa cúm cho trẻ nhỏ

Cúm là bệnh đường hô hấp dễ mắc vào mùa mưa và gây cho trẻ nhiều triệu chứng khó chịu. Do đó phòng bệnh còn hơn chữa bệnh, hãy chích ngừa cúm cho trẻ khi đến thời điểm thích hợp.

chích ngừa cúm cho trẻ

Chích ngừa cúm cho trẻ để hạn chế tình trạng biến chứng

Trẻ sơ sinh lắc đầu khi ngủ, có đáng lo ngại hay không?

Những tác hại của việc trẻ bị rối loạn ngôn ngữ cần biết

Nên chích ngừa cúm cho trẻ khi nào?

Thời tiết thất thường, vào mùa mưa, mùa lạnh thì trẻ em và người già là những đối tượng thường mắc bệnh hô hấp nhất. Và bạn có thể phòng ngừa cho trẻ bằng cách tiêm vắc xin và cần phải biết thời điểm nào là thích hợp.

Trẻ trên 6 tháng tuổi thì có thể chích ngừa cúm và nên thực hiện trước khi vào mùa dịch cúm khoảng 2 tuần để cơ thể kịp phản ứng và sản sinh kháng thể phòng bệnh.

hướng dẫn chich ngừa cúm cho trẻ

Chích đúng số lượng 2 mũi theo quy định chuẩn

Thông thường với những trẻ chưa tiêm ngừa thì phải chích 2 liều và thời gian cách nhau 4 tuần. Còn nếu như cha mẹ đã chích ngừa cúm cho trẻ vào mùa trước thì chỉ cần 1 mũi nữa là đủ. Muốn biết rõ chương trình tiêm ngừa thì hãy đưa trẻ đến các trung tâm y tế để được tư vấn kỹ.

Phòng cúm cho trẻ em

Nên nhớ rằng chích ngừa cúm cho trẻ không có nghĩa là trẻ hoàn toàn miễn dịch với cúm nhé. Thực tế, vắc xin chỉ có thể làm cho vi khuẩn suy yếu khi xâm nhập vào cơ thể và tiêu diệt chúng dễ dàng hơn. Do đó, vào mùa dịch cúm thì cha mẹ vẫn phải áp dụng những cách giúp phòng ngừa tốt nhất dịch cúm ở trẻ.

phòng ngừa cúm cho trẻ

Phòng bệnh vẫn tốt hơn chữa bệnh

Chú ý vệ sinh cho trẻ

Vệ sinh là vấn đề quan tâm hàng đầu. Trẻ tiêm ngừa hay không tiêm ngừa thì cũng phải được vệ sinh kỹ càng. Thường xuyên rửa tay với xà bông diệt khuẩn để ngăn chặn cơ hội vi khuẩn tiếp xúc với miệng rồi xâm nhập vào cơ thể

Giữ gìn vệ sinh môi trường sống

Hãy chăm dọn dẹp, vệ sinh nhà cửa và những vật dụng, đồ chơi của trẻ. Bởi như thế sẽ giảm thiểu nguy cơ của không chỉ bệnh cúm mà còn nhiều bệnh lý khác.

Bổ sung dinh dưỡng

Chú ý đến khẩu phần ăn của trẻ, phải bảo đảm đủ dưỡng chất cần thiết và đặc biệt là Vitamin C. Đây là loại vitamim giúp tăng sức đề kháng và hoàn thiện hệ miễn dịch cho trẻ. Với trẻ bú mẹ thì chú ý đến thực phẩm mà người mẹ ăn hàng ngày. Còn trẻ lớn đã ăn dặm thì có thể bổ sung trực tiếp Vitamin C từ một số loại rau củ quả như cam, chuối, sơ ri, bắp cải hay rau bina,…

Quán sát trẻ kỹ và đo nhiệt độ thường xuyên

Một vấn đề quan trọng khác là phải phát hiện tình trạng cảm cúm của trẻ để kịp thời chữa trị và tránh khỏi những biến chứng nguy hiểm. Hãy chú ý đến hoạt động vui chơi của trẻ và đo nhiệt độ thường xuyên. Đưa trẻ đến bệnh viên khi phát hiện các triệu chứng như nóng sốt, chán ăn, ho, sổ mũi hay người mệt mỏi,…