Bé bị tiêu chảy – Nguyên nhân và cách chữa

Hầu hết mọi trẻ đều bị tiêu chảy ít nhất vài lần trong thời thơ ấu. Bé bị tiêu chảy thường kèm theo tình trạng nôn mửa, đau bụng, buồn nôn, đau đầu và sốt, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tình trạng mất nước rất nguy hiểm. Tại sao bệnh tiêu chảy lại thường sảy ra ở trẻ em? nguyên nhân và cách chữa tiêu chảy tại nhà hiệu quả nhất?

Sau đây COTTUF sẽ chỉ ra những nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy ở trẻ, đồng thời đưa ra cách phòng và điều trị bệnh tiêu chảy ở trẻ nhỏ ngay tại nhà.

Nguyên nhân làm bé bị tiêu chảy

bé bị tiêu chảy

bé bị tiêu chảy

– Do sự xâm nhiễm virut rotavirus, khuẩn Salmonella và kí sinh trùng Giardia. Trong đó virut rotavirus là nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng bé bị tiêu chảy. Các triệu chứng thường gặp khi bé bị tiêu chảy do rotavirus bao gồm nôn mửa, đau quặn bụng, sốt.

– Khi bé đang phải dùng các thuốc nhuận tràng, kháng sinh cũng có thể dẫn đến tình trạng tiêu chảy ở bé do các tác dụng phụ của thuốc.

– Ngộ độc thực phẩm: Các triệu chứng ngộ độc thực phẩm thường diễn ra sau khoảng thời gian ngắn sau khi ăn. Các triệu chứng thường xuất hiện nhanh chóng, khó kiểm soát. Nếu bé bị tiêu chảy do ngộ độc thực phẩm, mẹ cần đưa bé đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.

Cách chữa và phòng tránh bệnh tiêu chảy ở trẻ

bé bị tiêu chảy quấy khóc

bé bị tiêu chảy quấy khóc

– Tình trạng bé bị mất nước do tiêu chảy là biến chứng đáng lo ngại nhất, nó có thể gây nguy hiểm cho bé, mất nước do tiêu chảy có thể làm bé co giật, gây tổn thương não, thậm chí là dẫn tới tử vong nếu không được bù nước và điện giải kịp thời.

– Điều quan trọng ta cần làm ngay là bổ sung nước càng nhiều càng tốt cho bé, mẹ phải nhớ là bổ sung nước trong suốt thời gian bé bị tiêu chảy, tránh tình trạng bé bị mất nước, gây nguy hiểm. Mẹ có thể dùng một số dung dịch bù nước cho trẻ như oresol, hydrite, pedialyte,…

– Nếu bé bị tiêu chảy do rối loạn tiêu hóa, mẹ cần bổ sung men vi sinh hoặc men tiêu hóa để chấm dứt tình trạng này.

Để phòng tránh tiêu chảy cho bé, mẹ thực hiện những nguyên tắc sau:

– Ăn chín, uống sôi, không cho trẻ ăn các loại thức ăn, thực phẩm tái chín, thực phẩm không rõ nguồn gốc.
– Rửa tay cho bé bằng xà phòng trước các bữa ăn và sau khi đi vệ sinh.
– Nếu đang có dịch tiêu chảy, để bé không bị nhiễm bệnh, hãy cách ly trẻ với những người nhiễm bệnh.

Đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất nếu trẻ có những biểu hiện của sự mất nước như:

– Cơ thể co giật, không kiểm soát được hành vi bản thân.
– Da khô, dính miệng
– Khóc không có nước mắt, hoặc khóc ít nước mắt.
– Trẻ mệt mỏi, không còn sức và năng lượng.
– Bé đi ngoài phân có máu
– Bé dưới 6 tháng tuổi bị tiêu chảy.