8 loại nguyên liệu thảo dược mẹ nên cho con kết thân khi bị ho

Khi con bị ho hắng, các mẹ hãy lưu ý sử dụng một trong những nguyên liệu thảo dược nổi tiếng trị ho công hiệu dưới đây nhé!

Bài viết khác:  Điểm danh 5 món cháo dễ làm trị ho lâu ngày cho trẻ/  5 mẹo hay trị ho có đờm cho trẻ nhỏBí quyết trị ho và sổ mũi cho trẻ không cần dùng kháng sinh

1. Hỗn hợp nước vo gạo và rau diếp cá

Rau diếp cá và nước vo gạo là vị thuốc quý, lành tính có tác dụng đặc trị ho. Tuy nhiên vì rau diếp có vị tanh nên đa phần bé sẽ không hợp tác với mẹ. Một chiêu nhỏ sẽ giúp các mẹ làm giảm vị tanh của rau diếp chính là đun sôi thì vị tanh kia sẽ mất và rất dễ uống.

Cách thực hiện: Một nắm lá diếp cá, rửa sạch, giã nhuyễn. Sau đó, lấy một bát nước vo gạo trộn đều với diếp cá đã giã nhuyễn, đun sôi nhỏ lửa khoảng 20 phút. Cuối cùng, mẹ chỉ cần lọc lấy nước cho bé uống.

Mỗi ngày mẹ cho bé uống khoảng 3 lần. Nên cho bé uống sau mỗi bữa ăn khoảng 1 giờ để thuốc phát huy tác dụng. Lưu ý là khi chữa ho bằng rau diếp cá và nước vo gạo, các mẹ hạn chế cho bé ăn đồ tanh như tôm cua, thịt gà. Thức ăn của bé nên xay nhuyễn để bé dễ nuốt, dễ tiêu, đề phòng gợn cổ khi bé nôn trớ ra đờm. Nên cho bé uống nhiều nước cam hoặc nước chanh. Nếu bé nôn trớ nhiều, bổ sung men tiêu hóa từ sữa chua. Chữa bệnh bằng rau diếp cá rất an toàn và hiệu quả cho bé. Ngoài tác dụng trị ho rau diếp cá còn có tác dụng chữa cảm sốt rất hiệu quả.

2. Húng chanh: thành phần chủ yếu là tinh dầu. Lá húng chanh có vị cay, hơi chua, mùi thơm, tính ấm và hay kinh can và phết, có tác dụng lợi phế, trừ đờm, giải cảm, phát hãn, thoái nhiệt tiêu độc. Húng chanh được dùng chữa cảm cúm, ho hen, viêm hong, ho ra máu, sốt cao, sốt không ra mồ hôi được.
3. Quất: Thành phần chủ yếu là pectin, vitamin C, đường, acid hữu cơ. Quất có vị chua, hơi ngọt, mùi thơm, tính ôn, có tác dụng chỉ khát, giảm ho. Quả quất được dùng làm thuốc chữa ho trẻ em, làm nước giải khát giúp tiêu hóa.3. Mật ong: Thành phần chứa glucoza, levuloza, saccarozo, muối vô cơ, các acid hữu cơ, các men tiêu hóa, chất béo, protein, chất thơm. Vị ngọt, tính bình quy vào 5 kinh tâm, phế, tỳ, vị, đại tràng. Có tác dụng thanh nhiệt, bổ trung, nhuận táo, hoạt trường, giải độc, hết đau. Dùng chữa tỳ vị hư nhược, táo bón, ho đau bụng, giải độc ở đầu, dùng ngoài chữa lở miệng, vết thương bỏng.4. Đường phèn: thành phần chủ yếu là saccarose. Đường phèn vị ngọt, tính bình, vào kinh tỳ và phế. Có tác dụng bỏ trung ích khí, hòa vị, nhuận phế, chỉ khái, trừ đam. Dùng cho các trường hợp: viêm khí phế quản, ho khan, ít đờm, đau rát họng, khí huyết hư, chóng mặt, đau đầu.5. Cát cánh: thành phần có các platycodin A, C, D, D2,..Cát cánh có vị hơi ngọt, sau đắng, tính bình, có tác dụng thông khí phế, tiêu đờm, làm cho mủ độc vỡ ra ngoài. Cát cánh dùng chữa ho có đờm, mồ hôi tanh, viêm đau họng, khản tiếng, hen suyễn, tức ngực, khó thở.
6. Mạch môn: Trong thành phần có chất nhầy, chất đường, xitosterola…có vị ngọt, hơi đắng, tính hơi hàn, quy vào ba kinh tâm, phế, vị. Có tác dụng thanh tâm, nhuận phế, dưỡng vị sinh tân, chữa ho, háo khát, bệnh nhiệt tân dịch khô.
7. Tính chất gừng: Thành phần chứa tinh dầu, chất béo. Vị cay, tính hơi ôn, vào 3 kinh phế, tỳ và vị. Dùng làm hết nôn, tiêu đờm trong các trường hợp bụng đầy trướng, nôn mửa, trong dân gian gừng dùng hỗ trợ tiêu hóa, dùng trong trường hợp kém ăn, ăn uống không tiêu, nôn mửa, cảm mạo, phong hàn.