7 mẹo dân gian trị ho hiệu quả cho trẻ nhà bạn mùa thu đông

 

Nhiều cha mẹ khi thấy con ho là cho uống thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, đây là quan niệm sai lầm. Thuốc kháng sinh chỉ có tác dụng diệt vi khuẩn mà nên áp dụng các mẹ dân gian trị ho sau.

1. Trà cam thảo

11986588_930517517008721_9205050834861517398_n

7 mẹo dân gian trị ho hiệu quả cho trẻ nhà bạn mùa thu đông

Trà cam thảo có chứa thành phần kháng khuẩn, làm dịu cổ họng và đường hô hấp. Bởi vì trà cam thảo cũng có vị ngọt, nên có thể thuận tiện khi dùng cho trẻ, kể cả trẻ sơ sinh.

Loại trà này sẽ giúp trẻ ấm hơn và dịu họng hơn. Cha mẹ nên cho con uống 3 lần mỗi ngày, mỗi lần tùy thuộc vào tuổi của trẻ.

2. Chanh đào mật ong

Chanh đào thường có từ tháng 8, 9 trong năm, hiện ở miền Bắc đang vào mùa chín rộ. Khi chín vỏ chanh mỏng, màu vàng hanh chứa nhiều tinh dầu, ruột hồng đào, rất thơm. Ruột quả chứa nhiều vitamin A, B1, B2, đặc biệt là vitamin C, có tác dụng giải nhiệt, lợi tiểu, kháng viêm, tiêu độc…

Ngoài ra, ruột quả chanh còn chứa hàm lượng đáng kể acid xi-tric (khoảng 8% khối lượng khô) nên rất có tác dụng phòng trị ho, khản tiếng. Bài thuốc chanh đào ngâm cùng mật ong vốn đã nổi tiếng từ lâu nhờ tác dụng vô cùng tuyệt diệu.

Chanh đào mật ong thích hợp với mọi gia đình, nhất là nhà có con nhỏ từ 1,5 tuổi trở lên. Vào ngày trời lạnh hay khi trẻ mới chớm ho thì buổi sáng ngủ dậy lấy một thìa cho trẻ uống. Với người lớn, hãy cắt lát quả chanh ngâm, trộn đều với nước trong hộp, nhai rồi ngậm khoảng 15-20 phút, sau đó nuốt, ngày vài lần.

Nếu trẻ nhỏ dưới 1 năm tuổi chưa thể uống mật ong sống thì bài thuốc quất hồng bì ngâm đường phèn sẽ là một gợi ý lý tưởng. Tinh dầu trong quất hồng bì sẽ kích thích hệ hô hấp, giúp long đờm và tống đờm ra ngoài. Thêm vào đó, lượng vitamin C dồi dào giúp cơ thể tăng sức đề kháng và chống cảm cúm.

Quất hồng bì có thể dùng cho trẻ uống hàng ngày mỗi sáng một thìa con giúp tăng sức đề kháng. Bài thuốc này không những hiệu quả với trẻ nhỏ mà còn cả với người lớn.

11988532_930517470342059_7540300666094541065_n

7 mẹo dân gian trị ho hiệu quả cho trẻ nhà bạn mùa thu đông

3. Hỗn hợp nước vo gạo và rau diếp cá

Rau diếp cá là một trong những vị thuốc kháng sinh tự nhiên rất hữu dụng. Chị em thường ngại cho con uống vì vị tanh và tính hàn của rau diếp cá.

Nhưng khi đã cho vào nồi đun sôi, vị tanh kia lại biến mất và rất dễ uống. Rau diếp cá và nước vo gạo lại là phương thuốc chữa ho đặc trị và lành tính.

Một ngày, các mẹ hãy cho bé uống nước diếp cá tự chế khoảng 3 lần. Do diếp cá là loại thuốc kháng sinh chữa ho và sốt tự nhiên, mẹ cũng nên cho bé uống sau bữa ăn khoảng 1 giờ đồng hồ để thuốc phát huy công dụng hiệu quả nhất. Lưu ý: Khi chữa ho bằng rau diếp cá và nước vo gạo, các mẹ hạn chế cho bé ăn đồ tanh như tôm cua, thịt gà.

4. Tắm

Tắm nước ấm có thể giúp nới lỏng bất kỳ sự tắc nghẽn nào trong lồng ngực của bé và giúp bé bình tĩnh hơn.

Thêm một vài giọt dầu hoa oải hương hoặc hoa cúc vào nước tắm cũng có thể làm thồn đường hô hấp của bé để giảm bớt ho.

5. Lá hẹ hấp đường phèn

Sẽ là thiếu sót nếu không nhắc đến “món” lá hẹ hấp đường phèn. Hẹ không những là một loại gia vị rất tốt trong các bữa ăn, nó còn là vị thuốc rất quý trong chữa trị cảm ho, sốt sổ mũi cho trẻ em.

Hẹ không có độc tính, dùng rất đơn giản: Mẹ chọn khoảng 5 – 10 lá hẹ và lượng đường phèn vừa đủ. Tất cả cho vào bát, hấp cách thủy. Sau đó chắt nước cho bé uống. Mỗi lần uống khoảng 2 – 3 thìa cà phê, uống 2 lần/ngày sẽ dịu ngay cơn ho, cảm, sốt.

6. Giữ ẩm

Dùng máy tạo độ ẩm có thể giúp giảm bụi trong không khí và làm cho bé thoải mái hơn. Lấy tinh dầu thảo dược, như bạch đàn và cây hương thảo, xoa lên trên ngực của bé và bật máy tạo độ ẩm qua đêm cho kết quả tối ưu.