7 cách trị sổ mũi cho bé mà không cần dùng thuốc

Bài viết khác: Bé 6 tháng bị sổ mũi phải làm saoHướng dẫn cách xử lý nhanh khi con bị sổ mũiCẩm nang trị sổ mũi cho bé

1. Nước muối sinh lý và dụng cụ hút mũi

Cách này đặc biệt hiệu quả cho trẻ nhỏ chưa biết cách hỉ mũi. Nước muối sinh lý rất an toàn, mẹ có thể xịt vào mũi trẻ giúp làm lỏng dịch nhầy trong mũi, sau đó dùng dụng cụ để hút sạch nước mũi.

Cách làm:
– Đặt trẻ nằm ngửa, đầu thấp hơn chân
– Nhẹ nhàng bóp 1 giọt nước muối sinh lý vào mỗi bên mũi trẻ
– Sau 1-2 phút, dùng dụng cụ hút chất nhầy ở từng bên mũi cho trẻ. Chú ý nhẹ nhàng khi đặt đầu ống hút vào mũi trẻ. Nếu dụng cụ hút mũi dạng bóp thì bóp mạnh và giữ chặt bóng trước khi đưa đầu hút vào mũi trẻ, sau đó thả bóng ra từ từ.
– Lặp lại thao tác mỗi khi trẻ tiếp tục sổ mũi

So mui 2

2. Cho trẻ hỉ mũi

Đây là cách đơn giản mà hiệu quả. Mẹ có thể thử tập cho bé hỉ mũi thường xuyên để chấm dứt tình trạng nước mũi thò lò. Mẹ nên nhớ cho trẻ rửa tay và vứt khăn giấy bẩn vào thùng rác sau mỗi lần hỉ mũi nhé!

3. Uống nhiều nước

Cho trẻ uống nhiều nước, sữa, nước trái cây hoặc súp giúp dịch mũi lỏng hơn và dễ làm sạch hơn.

4. Tắm nước ấm

Hơi nước ấm giúp làm lỏng dịch mũi, trẻ sẽ dễ hỉ ra hoặc mẹ cũng dễ làm sạch bằng dụng cụ hút mũi hơn.

Nếu trẻ trên 2 tuổi, bạn có thể nhỏ 1-2 giọt tinh dầu khuynh diệp hoặc hoa oải hương vào nước tắm cũng rất hiệu quả. Trẻ sẽ dễ chịu hơn nhiều so với việc phải uống thuốc đấy!

5. Trà gừng loãng

Việc bé hít ngược nước mũi xuống họng hoặc liếm, nuốt một phần nước mũi có thể khiến bé bị chướng bụng. Trong trường hợp này, chỉ cần một chút bột gừng pha vào nước trà sẽ giúp trẻ êm bụng ngay. Nếu bé đã hơn 1 tuổi, mẹ có thể cho thêm một ít mật ong để giúp bé ngon miệng hơn.

So mui 3

 

7. Nằm cao đầu khi ngủ

Tư thế ngủ cao đầu giúp ngăn nước mũi chảy ngược vào trong gây ngạt mũi, thay vào đó nước mũi sẽ chảy ra ngoài giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn.

Cuộn khăn hoặc kê thêm gối để nâng cao đầu trẻ. Mẹ nhớ chèn khăn chắc chắn để bảo đảm đầu trẻ không bị tuột xuống.